1, Núi Lang Biang
Nằm ở độ cao 2.169m so với mặt nước biển, Langbiang được mênh danh là “Nóc nhà của Đà Lạt”, ẩn chứa trong mình truyền thuyết về một tình yêu say đắm giữa chàng K’Lang (người dân tộc Lát) và người con gái tên Howbiang (người dân tộc Chil). Tình cảm của họ bị ngăn cấm do lời nguyền giữa hai dòng tộc mà Howbiang không thể lấy K’Lang làm chồng, để rồi cuối cùng Howbiang bị chết do nàng đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng nhắm bắn K’Lang, nước mắt K’Lang đã hóa thành Suối Vàng.
Trên đỉnh núi, bức tượng đôi trai gái tên K’Lang và Biang đứng bên nhau đã được dưng lên, như để minh chứng cho sự tồn tại vĩnh hằng của một mối tình chung thủy, là chứng nhân cho những du khách đã từng đến, được nghe, được cảm và thấy yêu hơn dãy núi huyền thoại này.
|
|
Vé
5000 đồng
Mùa du lịch
Tất cả các mùa
Hướng dẫn giao thông
Một số khách sạn Đà Lạt gần núi Langbiang:
***** Khách sạn 5 sao
Khách sạn Edensee Lake Resort & Spa
**** Khách sạn 4 sao
2, Hồ Than Thở
Ban đầu, người Pháp đặt tên hồ là Lac des Soupirs với nghĩa “tiếng rì rào”, nhưng khi dịch sang tiếng Việt lại dịch theo nghĩa “hồ Than Thở”. Hồ còn có tên gọi khác là Sương Mai.
Gió lên, thông reo, lời ru khi êm ái, khi như nức nở khóc than. Quanh hồ có bao nhiêu truyền thuyết, tình sử…Hồ Than Thở là một trong những thắng cảnh nổi tiếng ở Đà Lạt do tên gọi khá hấp dẫn và cảnh quan quanh hồ. Đến đây, du khách dạo chơi dưới rừng thông, cưỡi ngựa, đi trên chiếc cầu gỗ, chụp ảnh…
3, Thác Cam Ly Đà Lạt
Theo truyền thuyết mà các già làng ở đây kể lại thì tên Cam Ly có nguồn gốc từ tiếng K’Ho. Khi dòng Cẩm Lệ chảy ngang qua một ngôi làng của một bộ tộc người Lạt, vị tù trưởng người K’ Ho của tộc Lạt đó có tên K’ Mly nên dân trong vùng lấy tên ông đặt cho dòng suối nước của họ để ghi nhớ công lao của chủ làng đã cai quản buôn làng tươi đẹp. Và lâu ngày người ta đọc thành Cam Ly.
Thác Cam Ly trước đây còn gắn với một khu rừng thông bên cạnh, được mang tên “rừng ái ân” (boie d’ramour) nhưng ngày nay khu rừng ấy không còn nữa. Dòng thác thiếu nước về mùa khô nhưng mùa mưa nước chảy cuồn cuộn, từng khối nước khổng lồ đổ xuống dữ dội.
4, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một công trình kiến trúc độc đáo bên cạnh hồ Tuyền Lâm.Từ trên chính điện nhìn xuống là hồ Tuyền Lâm, phong cảnh ở đây rất đẹp, hồ nước trong xanh in bóng rặng thông bên đồi Thanh Lương. Bên dưới lưng chừng đồi, gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh mát.
5, Thác Datanla Đà Lạt
Đatanla hay Datanla là một ngọn thác lớn nằm trong khu du lịch Đatanla – cách thác Prenn 8 km và thành phố Đà Lạt 10 km và là điểm tham quan, phiêu lưu mạo hiểm.
Truyền thuyết kể rằng, Đatanla còn là thác mà các nàng tiên thường hay xuống tắm vì có dòng nước trong vắt, được che phủ bởi nhiều tầng lá. Vì không biết là dưới lá có nước nên khi phát hiện ra con thác, bà con dân tộc thiểu số đặc tên cho nó là “Đạ Tam Nnha” có nghĩa là “dưới lá có nước”. Sau này khi người Pháp và người Kinh đặt chân lên vùng cao nguyên đầy trữ tình này thì biến âm thành Đatina rồi là Đatanla.
Chùa Linh Phước là ngôi chùa cổ ở Đà Lạt, cũng là ngôi chùa độc đáo và đẹp nhất Đà Lạt bởi nhiều hạng mục kiến trúc quy mô. Ngôi chùa đã nhiều lần được tổ chức Asia Book of Records trao tặng bằng kỷ lục Việt Nam.
Chùa còn được gọi là chùa Ve chai vì ở đây có con rồng dài 49m, vây được đắp bằng các mảnh vỡ của 50 nghìn vỏ chai bia. Tên chính thức của ngôi chùa là Linh Phước, cách thành phố Đà Lạt khoảng 8 km. Ngoài kiến trúc độc đáo, nơi đây còn có một đại hồng chung được coi là lớn nhất Việt Nam.
- Địa chỉ:
- 120 Tự Phước Thành Phố Đà Lạt, Lam Dong province,
7, Hồ Xuân Hương
Vẻ đẹp của Hồ xuân Hương cũng đã được nhà thơ Hàn Mặc Tử miêu tả trong những câu thơ sau:
“Ai hãy lặng thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới nước đáy hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để nghe trời giải nghĩa yêu”
Chính vẻ đẹp ấy đã khiến hồ Xuân Hương được ca tụng như “trái tim của Đà Lạt”, nơi mà tất cả du khách đều mong muốn ghé qua dẫu chỉ một lần.
Một sách khách sạn gần hồ Xuân Hương:
**** Khách sạn 4 sao
*** Khách sạn 3 sao
8, Ga Đà Lạt
Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. Hình dáng nhà ga giống núi Langbiang hùng vĩ, với chiều dài 66,5m; chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m. Nếu đem so sánh, kiến trúc Ga Đà Lạt tựa như nhà ga miền Nam nước Pháp với phần nhô ra từ nóc và thụt vào phía chân theo hướng thẳng đứng. Nhà ga có 3 chóp nhọn, tượng trưng cho núi Langbiang – đỉnh núi cao nhất vùng. Phía trước còn có mặt đồng hồ to ghi lại thời gian mà bác sĩ Yersin đã phát hiện ra Đà Lạt.
Ga Đà Lạt là nhà ga tàu hỏa của thành phố Đà Lạt. Đây được xem là nhà ga cổ kính nhất Việt Nam và Đông Dương.
9, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Đây là công trình kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn Châu Âu, nhưng cũng đồng thời kết hợp được nhiều chi tiết kiến trúc bản địa để tạo thành một công trình kiến trúc hòa hợp giữa Đông và Tây.
Đánh giá công trình kiến trúc này, báo Đông Dương (Indochine) lúc bấy giờ đã viết: “Đó là một ngôi nhà lớn mà không ai ở Đà Lạt có thể bỏ qua”. Nằm trọn trong lòng thành phố Đà Lạt đầy mộng mơ, ngôi trường nổi bật với không gian xanh rộng lớn, thoáng đãng tạo ra một khung cảnh bình yên và lãng mạn.
10, Đại học Đà Lạt
- Trường đại học này được thành lập vào năm 1957 bởi Ủy ban Công giáo Việt Nam. Đây là một trong những trung tâm quan trọng nhất của giáo dục miền Nam trước 1975. Sau ngày 30 Tháng 4 năm 1975, chế độ cũ sụp đổ, đại học này được đổi tên thành Đại học Đà Lạt.
- Địa chỉ:
- 1 Ð Trần Nhân Tông phường 8 thành phố Đà Lạt
- Điện thoại:
- +84 63 3822 246
11, Nhà thờ Domaine de Marie Đà Lạt
- Nhà thờ Domaine de Marie còn được gọi là nhà thờ Vinh Sơn (vì là nguyện đường của các soeurs Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn), nhà thờ Mai Anh (vì trước đây khu vực này có rất nhiều hoa mai anh đào.
- Nét đặc sắc của nhà thờ Domain de Marie là không có tháp chuông, và hệ thống chiếu sáng của nhà thờ được làm bằng những khung kính màu. Ngoài ra du khách còn có thể nhìn thấy một pho tượng Đức Mẹ ban ơn cao 3m, nặng 1 tấn đứng trên quả địa cầu, được khắc hoạ theo hình người phụ nữ Việt Nam, do kiến trúc sư người Pháp Jonchere thiết kế. Mà pho tượng chính là quà tặng của phu nhân Toàn quyền Pháp Decoux dâng tặng.
12, Nhà thờ Con Gà Đà Lạt
Nhà thờ con gà ở Đà Lạt nằm trên đường Trần Phú còn được gọi tên gọi khách là Nhà thờ Chánh Tòa, là một trong những kiến trúc cổ xưa tiêu biểu còn xót lại từ thời Pháp thuộc. và là một trong những nhà thờ lớn nhất của Đà Lạt.
Nhà thờ Con gà được thiết kế theo “kiểu mẫu” của các nhà thờ Công giáo Rôma ở châu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman. Phần phía trên cao của nhà thờ được lắp 70 tấm kính màu mang đậm phong cách của kiến trúc Châu âu thời trung cổ. Cứ mỗi dịp giáng sinh nhà thờ con gà lại đón rất nhiều khách du lịch Đà Lạt tới dự lễ và tham quan.
|
|
Vé
Tự do
13, Bảo tàng Lâm Đồng
Bảo tàng ở số 4 đường Hùng Vương của Đà Lạt, trên một ngọn đồi cao. Trước kia đây là dinh thị trưởng, trên đỉnh đồi cao quanh co rất thơ mộng nên được mệnh danh là con đường tình ái. Tòa biệt thự là của ông Nguyễn Hữu Hào, một cự phú cực kỳ giàu có, cha của Hoàng hậu Nam Phương.
Đến với Bảo tàng Lâm Đồng, quý khách sẽ được tham quan, tìm hiểu về thiên nhiên, con người, lịch sử hình thành và phát triển của các dân tộc bản địa Nam Tây Nguyên… với nhiều di sản văn hóa độc đáo. Mỗi hiện vật được trưng bày nơi đây đều góp phần tái hiện những giá trị văn hóa – lịch sử, nhân văn sâu sắc.
14, Nhà thờ Du Sinh Đà Lạt
Hai chữ “Du-sinh” có nghĩa là Giu-se, theo cách phiên âm của cha Bửu Dưỡng, người sáng lập giáo xứ. Về sau, có người giải thích rằng “du sinh” nói lên nguồn gốc của những cư dân tại đây, vì họ như những dân du mục rày đây (miền Bắc) mai đó (miền Nam); sâu xa hơn, “du sinh” còn nhắc người tín hữu của Đức Ki-tô về cuộc lữ hành trần thế.
Về mặt địa dư, giáo xứ Du-sinh tọa lạc giữa hai con đường Huyền Trân Công Chúa và Hoàng Văn Thụ, phía Đông-Nam giáp giáo xứ Minh-giáo, phía Bắc giáp giáo xứ Vạn-thành, phía Tây giáp nghĩa trang Du-sinh và phía Đông có lãnh địa của trường Đức Bà Lâm-viên (nay là trường dân tộc nội trú), được giới hạn bởi đường Hoàng Văn Thụ.
- Địa chỉ:
- Số 12 Ðường Huyen Tran Cong Chua
Vé
Tự do
15, Biệt thự Điên Hằng Nga Đà Lạt
Công trình này ban đầu có tên là Biệt thự Hằng Nga, sau được đổi thành “Crazy House” hay “Ngôi nhà quái dị”.
Từ khi khai trương vào năm 1990, tòa nhà này đã được công nhận kiến trúc độc đáo, đã được nêu bật trong các sách hướng dẫn du lịch và được xếp vào nhóm 10 tòa nhà “kỳ lạ” nhất theo bình chọn của Nhân dân Nhật báo củaTrung Quốc.
Các nội thất của tòa nhà bao gồm hang động, hành lang quanh co, cầu thang quanh co, đồ nội thất kỳ quặc và những bức tượng động vật với kích cỡ lớn. Không có những đường thẳng và góc thẳng, không “ngang hàng thẳng lối”. Có thể tạo ấn tượng là không gian, hành lang, cầu thang, cửa sổ hoặc đồ nội thất – tất cả mọi thứ có vẻ như thể đã bị nấu tan chảy ở nhiệt độ cao và sau đó đóng băng trong hình dạng kỳ cục.
-
-
- Địa chỉ:
- 03 Huynh Thuc Khang St, Ward 4, Dalat, Vietnam
- Điện thoại:
- 063 382 2070
-
Vé
12.000 VND
Mùa du lịch
Phù hợp hàng năm
Thung lũng Tình Yêu là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất tại Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía bắc. Đó là nơi đập Đa Thiện quy tụ những dòng suối nhỏ chảy từ đồi núi cao, thành hồ Đa Thiện trong vắt uốn quanh thung lũng rợp bóng thông xanh.
Thung lũng Tình Yêu đẹp và cuốn hút bởi thung lũng sâu và đồi thông quanh năm xanh biếc. Năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng vắt ngang qua thung lũng tạo thành hồ Đa Thiện, làm tăng thêm sức quyến rũ cho cảnh quan chung, đồng thời xuất hiện thêm hai tên gọi khác bên cạnh Thung lũng Tình Yêu là đập 3 và hồ Đa Thiện 3.
Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bậc, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng Cảnh. Từ đây, Thung lũng Tình Yêu hiện ra trong tầm mắt đẹp tựa một bức tranh sinh động.
17, Dinh mùa hè vua Bảo Đại Đà Lạt
Nằm trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Tp. Ðà Lạt 2km về hướng Tây Nam trên một đồi thông cao 1539 m. Dinh III là biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Ðại được xây dựng từ năm 1933 – 1937. Biệt điện có 25 phòng ngủ, 2 tầng lầu. Tầng trệt dùng làm nơi hội họp, yến tiệc. Căn phòng làm việc của Vua Bảo Ðại với những ấn tín quân sự, ngọc tỉ của Hoàng đế, quốc thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao, tượng bán thân của Vua Bảo Ðại và Vua Khải Ðịnh.
Công trình được xây dựng trong khoảng từ năm 1933 đến năm 1938, do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế. Dinh III được đánh giá là dinh thự đẹp đẽ và trang nhã nằm giữa một rừng thông thuần chủng, gắn liền với các tiểu cảnh kiến trúc công viên, vườn Thượng Uyển, rừng Ái Ân và một hồ nước nhỏ hòa quyện vào nhau một cách rất hợp lý và thơ mộng.
The post Điểm đến thăm quan du lịch Đà Lạt hấp dẫn nhất appeared first on Blog của 1tour.